Top 20 những gia vị cần có trong bếp của mọi nhà

1.      Gia vị nấu ăn là gì?

Gia vị được định nghĩa là các loại thực phẩm hoặc các chất hóa học được thêm vào món ăn để tạo hương vị. Sự kết hợp của các loại gia vị không những mang lại hương vị cho món ăn mà còn nó còn có tác dụng dược học tốt cho sức khỏe của người sử dụng. Một số loại gia vị có tác dụng tốt cho dạ dày, hệ tiêu hóa như nghệ, gừng.. hoặc tốt cho đường huyết, giảm căng thẳng, cải trí nhớ.

2.      Những gia vị cần có trong bếp Người Việt

2.1. Các loại gia vị cơ bản không thể thiếu trong căn bếp

Muối

Top 20 những gia vị cần có trong bếp của mọi nhà

Muối là gia vị nấu ăn không thể thiếu trong mọi món ăn. Muối không chỉ giúp cho món ăn thêm đậm đà mà còn có khả năng khử mùi, làm sạch trong các bước sơ chế thực phẩm. Ngoài ra muối chứa i-ốt, khoáng chất giúp ngăn ngừa các loại bệnh như bướu cổ, trí não kém phát triển…

Muối là một trong những gia vị cần có trong bếp

Đường

Giống như muối, đường là gia vị nấu ăn cơ bản nhất trong mọi gian bếp. Đường có khả năng bổ sung năng lượng nhanh khi cơ thể suy nhược, mệt mỏi. Tuy nhiên cũng nên hạn chế sử dụng quá nhiều đừng sẽ dẫn đến tình trạng béo phì, tiểu đường.

Đường là loại gia vị cơ bản cần có trong bếp

Tỏi, hành tím, hành lá, các loại rau thơm hỗn hợp

Đây là các loại gia vị phổ biến trong mọi không gian bếp. Sự kết hợp của chúng tạo cho món ăn những hương thơm và mùi vị đậm đà. Ngoài ra tỏi và hành được xem là một trong những vị thuốc quý giúp cơ thể ngăn ngừa nhiều bệnh như: cảm cúm, sổ mũi…những gia vị cần có trong bếp: tỏi, hành khô, hành tím, hành lá…

Ớt – Hạt tiêu

Top 20 những gia vị cần có trong bếp của mọi nhà

Ớt và hạt tiêu là những nguyên liệu tạo vị cay cho món ăn. Ngoài ra ớt chứa lượng vitamin A và B rất lớn giúp giảm đau hiệu quả và kích thích lưu thông mạch máu. Hạt tiêu hỗ trợ tiêu hóa, giảm đau, ngăn ngừa viêm nướu.

Ớt và hạt tiêu là những gia vị tạo độ cay cho món ăn

Nước mắm

Top 20 những gia vị cần có trong bếp của mọi nhà

Nước mắm là loại gia vị đặc biệt có thể gọi là gia vị đặc trưng của người Việt. Trong mọi bữa cơm gia đình Việt không thể thiếu một chén nước mắm ở giữa. Nước mắm được làm từ các loại cá, tôm… chứa nhiều chất đạm có khả năng cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Nước mắm là loại nước chấm đặc trưng của người Việt

Dầu ăn

Dầu ăn thường được dùng để chiên rán đồ ăn. Ngày nay người Việt thường dùng dầu ăn thực vật để đảm bảo sức khỏe trong quá tình tiêu dùng. Tuy nhiên khi sử dụng dầu ăn cần lưu ý một số điều sau:

Không dùng dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần với nhiều loại món

Không sử dụng quá nhiều dầu ăn để chế biến thực phẩm

Dầu ăn là nguyên liệu dùng để chiên rán

Giấm

Top 20 những gia vị cần có trong bếp của mọi nhà

Hiện nay tren thị trường Việt Nam có hai loại giấm chính: giấm gạo và giấm táo. Giấm thường được sử dụng để làm gia vị các món salad… Ngoài ra giấm còn có tác dụng tốt cho sức khỏe như: hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm ợ chua…

Giấm – những gia vị cần có trong bếp

Nghệ – Gừng

Nghệ và gừng không chỉ tạo hương sắc đậm đà, đẹp mắt cho món ăn mà chúng còn có tác dụng rất tốt đối với đường ruột, dạ dày: giảm tình trạng viêm nhiễm, viêm loét dạ dày, giảm đau bụng, tốt cho hệ tiêu hóa…

Nghệ và gừng tốt cho hệ tiêu hóa

Bột ngọt hoặc mì chính

Top 20 những gia vị cần có trong bếp của mọi nhà

Bột ngọt là gia vị rất đỗi quen thuộc trong mọi món ăn ẩm thực Việt. Tuy nhiên cần biết sử dụng có mức độ nhất định:

Chỉ nên nêm bột ngọt vào một số món ăn

Không nên cho bột ngột ở nhiệt độ cao quá lâu vì chúng rất dẽ chuyển thành chất có hại. Chỉ nên nêm bột ngọt khi thức ăn gần chín.

Bột ngọt hay còn gọi là mì chính

Nước tương

Nước tương thường được nhiều gia đình Việt sử dụng làm đồ chấm thay cho nó nước mắm bởi nó có vị ngọt tự nhiên, không quá mặn rất thích hợp khi ăn kèm với các món kể cả đồ luộc, chiên rán, nướng…

Nước tương có vị ngọt tự nhiên, độ mặn vừa phải.

Tương ớt

Đây được coi là loại gia vị cực kì được yêu thích tại Việt Nam, thậm chí tương ớt Việt còn được nhiều quốc gia trên thế giới yêu thích sử dụng bởi chúng có vị cay vừa phải pha lẫn vị ngọt tự nhiên, giúp kích thích vị giác của người dùng.

Tương ớt – loại gia vị được yêu thích tại Việt Nam

Sốt cà chua

dịch vụ gia công tương cà

Cũng giống như tương ớt, sốt cà chua hay còn gọi là tương cà thường được sử dụng nhiều khi ăn gà rán, món chiên giòn…

Sốt cà chua hay còn gọi là tương cà

2.2 Các loại gia vị chuyên dụng trong căn bếp

Ngũ vị hương

Ngũ vị hương Trung Quốc

Ngũ vị hương gồm 5 loại nguyên liệu: bột quế, đinh hương, hồi hương, thì là. Ngũ vị hương có nghĩa là 5 hương vị chua cay mặn ngọt đắng. Đây là loại gia vị dặc biệt thường được dùng để nấu các món đặc trưng như lợn quay, vịt quay, BBQ…

Ngũ vị hương – gia vị chuyên dụng cho các món quay, nướng

Bột cà ri

Top 20 những gia vị cần có trong bếp của mọi nhà

Bột cà ri được làm trái cà ri màu vàng cam thường được sử dụng để nấu các món cà ri. Ngoài ra nó còn có tác dụng tốt cho sức khỏe như hỗ trợ tim mạch, chống viêm, giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa ung thư…

Đinh hương

Đinh hương (Cloves)

Đinh hương có vị cay ngọt, mùi thơm, tính nóng. Vì đinh hương có mùi rất mạnh nên khi nấu ăn chi nên sử dụng hàm lượng vừa phải đủ để tạo mùi.

Đinh hương có mùi thơm và vị cay nồng đặc trưng

Quế

Quế (Cinnamon)

Quế thường dùng để tẩm ướp cho các món nướng, khử mùi hôi, mùi tanh khi sơ chế thịt và cá. Ngoài ra, trong đông y quế còn có tác dụng chữa đau mắt, ho hen, bồi bổ cho phụ nữ sau sinh…

Quế – gia vị tẩm ướp món nướng

Sốt Mayonnaise

Sốt mayonnaise thường được dùng với các loại salad rau củ hoặc chấm với nem, chả… Không chỉ vậy mayonnaise còn chưa lượng vitamin E dồi dào giúp chống các tế bào gây ung thư, chống oxy hóa.

Sốt mayonnaise – gia vị dành cho các món salad

Bơ thực vật

Bơ thực vật thường được dùng khi ăn đồ nướng tạo cho món ăn có độ thơm bùi béo ngậy vừa phải. Bơ thực vật có thể giúp giảm cholesterol xấu, thường được những người ăn kiêng sử dụng, giảm nguy cơ cao huyết áp…

Bơ thực vật – hương vị béo ngậy vừa phải

Mắm tôm

Top 20 những gia vị cần có trong bếp của mọi nhà

Mắm tôm là loại gia vị đặc trưng mà chỉ riêng Việt Nam mới có. Người việt thường ăn búng đậu với mắm tôm hoặc dùng mắm tôm làm loại gia vị nêm nếm vào nước lèo/nước dùng bún riêu… Ngoài ra trong mắm tôm có chứ DHA giúp phát triển não bộ, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch…

 3. Lưu ý các nguyên tắc phối hợp gia vị khi nấu ăn

3.1 Khử mùi tanh của cá

Cá thường có mùi tanh rất nồng vì vậy để món ăn trở nên thơm ngon, đậm vị người ta thường sơ chế kỹ lưỡng trước khi nấu: dùng chanh, giấm và muối pha trộn để khử đi mùi hôi tanh của cá.

3.2 Phối hợp gia vị theo mùa hoặc theo thời tiết

Việt Nam có 3 miền và mỗi miền có những đặc điểm khí hậu, thời tiết khác nhau chính vì vậy mà khẩu vị của từng vùng miền cũng có sự thay đổi

Miền nam ăn ngọt ít cay, miền trung ăn cay, mặn và ít ngọt, miền bắc ăn nhạt và độ cay sẽ thay đổi theo mùa (thông thường mùa đông sẽ ăn đồ cay nóng nhiều hơn)

3.3 Phối hợp gia vị phù hợp khẩu vị từng gia đình

Tùy theo khẩu vị của mỗi thành viên trong gia đình sẽ có những sự chế biến, nêm nếm gia vị khác nhau. Có người thích ăn ngọt, có người thích ăn nhạt, ăn cay… chính vì vậy bạn nên cân nhắc chế biến tăng giảm gia vị cho món ăn.